4. Qui trình công nghệ:
Đây là cái trọng tâm nhất của đồ án cơ khí, bạn phải tổng hợp được những số
liệu trên rồi hãy nhìn đến nó. Hãy đưa ra nhiều phương án, những phương
án phải có tính cụ thể và thực tiễn chứ không nên đưa ra những phương án
chung chung, hay phương án phụ nhằm đẩy lên phương án chính mà bản thân
đã chọn sẵn. Cái nầy SV nhà ta ưa làm lắm đây....
Cụ thể đây, thường thì
bạn đưa ra 3, hoặc 4 phương án trong đó bạn đã ngầm chọn phương án 3,
thế là 2, hoặc 3 phương án còn lại được tạo ra một cách hời hợt, chung
chung hoặc qua loa. Nếu bạn làm như thế là không khéo chết hết những
phương án mà bạn đưa ra ( kể cả phương án bạn chọn ). Hãy trao đổi nhiều
cùng GV hướng dẫn về vấn đề nầy, từ đó bạn sẽ ngộ ra nhiều QT hay hơn,
cụ thể hơn. Nhớ nhé hãy trực tiếp cùng GV hướng dẫn.
Trong quá trình thiết kế Qui Ttrình Công Nghệ bạn cần chú ý nhiều nhất về chuẩn ( bao
gồm chuẩn tinh thống nhất, chuẩn phụ, chuẩn thô ) nếu xác định sai chuẩn
thì bạn nên xếp sách lại mà làm lại từ đầu.
Thêm nữa, chốt trụ định vị mấy BTD, chốt trám, phiến tỳ, khối V ngắn và dài, cặp ngắn, cặp dài….. phải thuộc lòng, nắm vững.
Với phương pháp gia công nào đạt được Rz, Ra hay CCX bao nhiêu. Cần
nhắc lại rằng đôi khi bản vẽ GV giao cho SV cũng cố tình làm sai đi một
số yêu cầu Ra, Rz hoặc giả bản vẽ đó với vị trí đó Ra, Rz không phù hợp
lắm cần điều chỉnh lại cho hợp lý. Cho nên tôi luôn lưu ý SV cần phân
tích kỹ cấu tạo chi tiết là thế.
5. Dao và máy:
Cái nầy thì theo tôi không khuyến khích bạn nhớ làm chi cho mệt óc, đau
sọ. Cứ tra sách, nhưng phải biết tra làm sao, tra như thế nào và tra ở
đâu. Và nếu điều kiện cho phép (điều kiện đây là GVHD có tư tưởng thoáng
), bạn nên đưa những công nghệ gia công mới vào QT như đưa máy móc,
công nghệ mới chẳng hạn. Hãy lấy chế độ cắt thực tế tại chỗ bạn lấy
thông số máy và thông tin từ đó bạn sẽ tính toán lại những thông số cần
thiết đi kèm.
Còn máy ?, hãy tìm những máy cụ thể mà bạn có điều kiện tiếp xúc, ưu
tiên nhất là thiết bị máy ở xưởng trường nơi bạn đang học, đang thực
hành. Còn không thì hãy đến những trung tâm, xưởng cơ khí gần nhà, hãy
trình bày cho chủ tiệm họ sẽ sẵn lòng giúp bạn lấy thông số, dân trong
nghề không ai phủi tay hay quay lưng với bạn đâu. Còn đối đế lắm hãy tra
trong sách.
Tra sách thì thông thường là máy móc cũ thuộc những năm đời cũ của đời
tàn, cho nên cần suy nghĩ thật kỹ khi bạn chọn máy từ sách, cần cập nhật
máy đó còn trên thị trường không, nó thực sự hữu hiệu với nguyên công
hay qui trình không. Nên chịu khó cập nhật những quyển sách về CNCTM mới
nhất, trong những phần phụ lục hay rải rác đâu đó sẽ có những thông số
cụ thể về máy cho bạn tra cứu tính toán. Hoặc xin mấy thầy cô trong khoa
hay bộ mon những thông số nầy, họ sẽ cung cấp cho bạn.
6. Thiết kế đồ gá:
Cái nầy thì nhiều SV nhà ta cứ như mắc tóc với nó, có nơm nớp lo lắng,
không biết như thế nào. Với tôi thì bạn hãy xem và xem nhiều sách vào,
chúng nằm đâu đó trong những quyển sách, nhưng tốt nhất là bạn hãy xem
chi tiết trong STCNCTM rồi từ đó kết hợp lại thành bộ đồ gá cho mình.
Với đồ gá bạn cần lưu ý những bạc dẫn hướng: tính chất mài mòn, tính
chất thay nhanh. Bên cạnh đó cần lưu ý thêm lực kẹp nữa nghen cũng như
tính thực tiễn và đại trà, tiện dụng của đồ gá.
Tóm lại khi thiết kế đồ gá trong ĐACNCTM bạn cần thiết kế sao cho đơn
giản, tháo lắp nhanh, chính xác và tiện dụng là được, chứ đừng phức tạp,
nhiêu khê quá nhiều chi tiết phụ làm cho dễ sai số hoặc mất thời gian
tháo lắp....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét